‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 27: Hân và Đức Anh yêu lại từ đầu?
Honda Civic 2022 và Toyota Corolla Altis 2022Bình Định: Hỗ trợ kinh phí cho các võ đường, câu lạc bộ võ cổ truyền
Tại miền Nam, giá heo hơi nhích nhẹ 1.000 đồng/kg tại nhiều nơi, thu mua trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg. Hiện 65.000 đồng/kg là mức giá phổ biến được ghi nhận tại các tỉnh thành gồm Bình Phước, TP.HCM, Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Dương, Vĩnh Long, Cà Mau, Tiền Giang và Bến Tre. Giá heo hơi tại hai tỉnh Đồng Nai và Kiên Giang neo ở mức 66.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Bí quyết làm giàu: Thành tỉ phú nhờ chuối tiêu hồng
Lần đầu tham dự giải TNSV, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tạo nên kỳ tích khi vượt qua đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi ở vòng loại khu vực phía bắc, giành vé tham dự VCK. Tại VCK, thầy trò HLV Nguyễn Công Thành xếp nhì bảng B với thành tích bất bại. Ở tứ kết, họ thắng đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM 1-0. Tới bán kết, đội bóng xứ Thanh vượt qua một đại diện khác của khu vực TP.HCM là đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sau loạt đá luân lưu để bước vào trận chung kết.HLV Nguyễn Công Thành hào hứng cho biết được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, ngay sau khi đội giành quyền vào chung kết giải TNSV THACO cup 2025, một nhóm khoảng 50 CĐV sẽ từ Thanh Hóa bay vào TP.HCM cổ vũ cho đội. Ngoài ra, rất đông đồng hương Thanh Hóa tại TP.HCM cũng như các địa phương lân cận cũng lên kế hoạch đến sân cổ vũ cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa. "Chúng tôi có một vài trường hợp bị chấn thương, nền tảng thể lực của các cầu thủ cũng suy giảm sau chuỗi trận từ vòng loại đến nay. Tuy nhiên tôi đã động viên các học trò rằng mình vào được trận chung kết là thành công rồi, vì thế hãy cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo nhà trường, vì niềm tự hào của bản thân và vì người hâm mộ", HLV Nguyễn Công Thành nói.Từng gặp nhau ở vòng đấu bảng, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa bị đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dẫn trước 3-0 nhưng sau đó cân bằng được tỷ số 3-3. HLV Nguyễn Công Thành cho biết đó là trận đấu mang tính chất thủ tục, nhiều cầu thủ dự bị được trao cơ hội, nên lần tái đấu ở chung kết sẽ khó xảy ra kịch bản cũ. "Sẽ là trận đấu rất đáng xem bởi cầu thủ 2 đội sẽ phô diễn hết khả năng. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng rất mạnh, lối chơi nhanh nhạy, hiệu quả, nhưng chúng tôi sẽ có đối sách phù hợp", ông Thành chia sẻ.Để có mặt ở trận chung kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã thắng đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở tứ kết và đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội ở bán kết đều bằng loạt đá luân lưu cân não. Trải qua 2 trận đấu đầy căng thẳng, HLV Trần Trung Kiên cho biết toàn đội không muốn tiếp tục phải phân định thắng thua bằng loạt "đấu súng" ở trận chung kết.Đánh giá về đối thủ, HLV Trần Trung Kiên nói: "Là đội tân binh ở TNSV nhưng thi đấu rất hay, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cho thấy họ là một thế lực mới ở phong trào bóng đá sinh viên khu vực phía bắc. Điểm mạnh của đội bóng này là sự tinh quái, lì lợm và tổ chức lối chơi chặt chẽ. Thi đấu nổi bật ở đội bóng xứ Thanh có thủ môn Thatsa Xaiyasone và tiền vệ tổ chức Ngân Như Dũng".Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thể hiện bản lĩnh, khả năng chịu sức ép rất tốt trong trận gặp đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở tứ kết, sau đó dù bị đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội dồn ép nhưng vẫn đứng vững để giành vé vào bán kết. Nếu giữ vững được phong độ và lối chơi phù hợp, thầy trò HLV Trần Trung Kiên hoàn toàn có thể nghĩ đến việc nâng cao chiếc cúp vô địch danh giá của giải TNSV THACO cup 2025."Khi tham gia giải, chúng tôi đặt mục tiêu cho từng trận đấu cụ thể. Bây giờ vào đến chung kết rồi thì cố gắng nắm bắt cơ hội để giành chức vô địch. Tuy nhiên tôi cũng nhắn nhủ các học trò rằng danh hiệu vô địch là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sự trưởng thành mà các em có được qua hành trình thi đấu tại giải. Toàn đội đã trải qua những áp lực cực lớn, những phút giây cân não, những điều này sẽ giúp các em trui rèn thêm bản lĩnh, trưởng thành trong học tập lẫn trong cuộc sống", HLV Trần Trung Kiên bày tỏ.Lễ bế mạc, trận chung kết và lễ trao giải được trực tiếp trên các kênh VTV9, SCTV22, FPT Play và các nền tảng của Báo Thanh Niên.
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.
Gary Neville thúc giục M.U ký hợp đồng với Harry Kane
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.